* Phân biệt các loại nhãn hiệu
* Những lợi ích của tên thương mại, nhãn hiệu,  chỉ dẫn địa lý đối với doanh nghiệp
* Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
* Tra cứu nhãn hiệu – Hạn chế rủi ro trong quá trình bảo hộ

Mặc dù có tên gọi khá giống nhau nhưng trên một sản phẩm, dịch vụ thì nhãn hiệu và nhãn hàng hóa lại là hai yếu tố riêng biệt. Trong bài viết này, QGVN sẽ giúp Quý khách phân biệt hai yếu tố này.

1, Khái niệm nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

- Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng để phân biệt hàng hóa hay dịch vụ do một doanh nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa và dịch vụ tương tự của doanh nghiệp khác.

- Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Xem thêm Những lưu ý khi thiết kế nhãn hiệu

2, Phân biệt giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hóa

- Về chức năng: Nhãn hiệu dùng để phân biệt sản phẩm/dịch vụ tương tự giữa các nhà cung cấp.

Nhãn hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng thông tin của sản phẩm: xuất xứ, nơi sản xuất, nguyên liệu, công dụng.,…

- Hình thức thể hiện: Nhãn hiệu được thể hiện bằng hình vẽ, chữ viết hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó, được thiết kế mang đặc trưng của nhà sản xuất, thường có sự pha trộn từ hai màu sắc trở lên để tăng thêm yếu tố nổi bật.

Nhãn hàng hóa thường được thể hiện dưới dạng bản in, bản viết của chữ, hình vẽ và được dán, chạm khắc hoặc in trực tiếp lên bao bì sản phẩm.

Xem thêm Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam được pháp luật quy đinh như thế nào?

- Việc sử dụng nhãn hiệu/ nhãn hàng hóa: Đối với nhãn hiệu, nhà sản xuất có thể sử dụng trên sản phẩm/ dịch vụ hoặc không. Đây có thể coi là quyền của nhà sản xuất. Sử dụng nhãn hiệu trên sản phẩm/ dịch vụ không chỉ mang tính chất phân biệt mà còn để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Đối với nhãn hàng hóa thì việc sử dụng nhãn hàng hóa trên bao bì sản phẩm là bắt buộc. Bởi lẽ, người tiêu dùng cần được biết một sản phẩm có thành phần như thế nào, xuất xứ từ đâu và cách thức sử dụng như thế nào để tự bảo vệ sức khỏe của chính mình trong thời buổi rất nhiều hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên thị trường.

Xem thêm Sự khác nhau giữa nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

- Vai trò của nhãn hiệu và nhãn hàng hóa: Nhãn hiệu được sử dụng cho mục đích thương mại còn nhãn hàng hóa được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

* Trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài mới nhất
* Thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam
* Dịch vụ định giá thương hiệu
* Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu

Trên đây là bài tư vấn của QGVN đối với việc phân biệt nhãn hiệu và nhãn hàng hóa. Quý khách muốn biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ Hotline 0916 158 666 để gặp Luật sư tư vấn.