Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp 2021
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có mã số thuế và có con dấu, doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp.
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có mã số thuế và có con dấu, doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, không ít trường hợp chủ doanh nghiệp không biết hoặc quên thực hiện các thủ tục này dẫn đến việc bị cơ quan quản lý thuế phạt hay đóng mã số thuế .
Bài viết sau đây của QGVN sẽ cung cấp các kiến thức pháp lý về các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp.
Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp bắt buộc treo biển công ty tại trụ sở chính. Nội dung bảng hiệu bao gồm:
o Tên doanh nghiệp
o Mã số doanh nghiệp;
o Địa chỉ công ty.
Mở thông báo tài khoản ngân hàng
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp; và thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính).
Giấy tờ cần chuẩn bị để đăng ký mở tài khoản ngân hàng:
o Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
o 01 bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
o 01 bản sao có chứng thực của Thẻ căn cước/Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu còn liệu lực của người đại diện pháp luật;
o 01 bản sao có chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu tròn công ty;
Sau khi nhận mã số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đóng tiền ký quỹ trong tài khoản ngân hàng, số tiền tùy theo từng ngân hàng quy dịnh (Thường là 1 triệu đồng).
Sau đó tiến hành thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng qua mạng. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên thông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, doanh nghiệp mang toàn bộ hồ sơ gốc ( đã scan) nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận “ Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư cấp.”
Liên hệ mua chữ ký số
Chữ ký số điện tử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, tránh lãng phí thời gian và công sức đi lại.
Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài
o Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống nộp: 2.000.000 đồng/năm;
o Đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
Trường hợp doanh nghiệp thành lập sau ngày 1/7 thì thuế môn bài phải nộp là 50% mức thuế môn bài của cả năm.
Thời hạn nộp thuế môn bài
o Năm đầu thành lập: Trong vòng 30 ngày sau khi có giấy đăng ký kinh doanh và đã nộp Tờ khai môn bài
o Các năm tiếp theo: Trước ngày 30/01 hàng năm.
Khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
o Tờ khai thuế môn bài và giấy nộp tiền vào NSNN.
o Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có công chứng: 2 bản.
o Chứng minh nhân dân bản sao có công chứng của người đại diện pháp luật: 2 bản
o Giấy ủy quyền
o Công văn đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn.
o Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ (nếu doanh nghiệp có TSCĐ).
Nếu doanh nghiệp muốn phát hành hóa đơn điện tử cần chuẩn bị:
o Mẫu hóa đơn
o Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
o Quyết định của Công ty về việc áp dụng hóa đơn điện tử.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, Doanh Nghiệp nộp tại Cơ quan quản lý thuế cấp quận.
Trong khoản thời gian này cơ quan thuế sẽ xuống kiểm tra trụ sở công ty.
Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện).
QGVN sẽ tư vấn, chuẩn bị hồ sơ, thay mặt bạn thực hiện thủ tục với cơ quan nhà nước. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý vui lòng gọi số điện thoại 0916 158 666 của QGVN.